LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Thành lập
'Đoàn thăm dò 9'
Đoàn thăm dò 9 được thành
lập theo Quyết định số 223/ĐC ngày 1/9/1958 của Sở Địa chất - Bộ công
nghiệp.
2. Nâng cấp
'Đoàn thăm dò 9' thành 'Liên đoàn địa chất 9'
(Văn bản số 3132/CN ngày 7/11/1964 của Thủ tướng Chính phủ cho phép
Tổng cục Địa chất nâng cấp Đoàn thăm dò 9 thành Liên đoàn Địa chất 9
với các đoàn thăm dò trực thuộc).
- Liên đoàn 9 tiếp nhận các Đoàn địa chất làm nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò
than và vật liệu xây dựng của Liên đoàn II (Quyết định số 346/QĐ-TC
ngày 11/12/1973 của Tổng cục Địa chất).
- Liên đoàn 9 tiếp nhận Đoàn địa chất 21 làm nhiệm vụ tìm kiếm - thăm
dò khoáng sản phi kim loại và vật liệu xây dựng (Quyết định số
357/QĐ-TC ngày 11/12/1975 của Tổng cục Địa chất).
- Năm 1978 Liên đoàn 9
đổi tên các Đoàn địa chất như sau:
Đoàn 9M
đổi tên thành Đoàn 901
Đoàn 9B đổi tên thành Đoàn 902
Đoàn 2T đổi tên thành Đoàn 903
Đoàn 2A đổi tên thành Đoàn 904
Đoàn 9E đổi tên thành Đoàn 905
Đoàn 9H đổi tên thành Đoàn 906
Đoàn 9G đổi tên thành Đoàn 907
Đoàn 9F đổi tên thành Đoàn 908
Đoàn 2B đổi tên thành Đoàn 909
Đoàn 2X đổi tên thành Đoàn 910
Đoàn 21 đổi tên thành Đoàn 911
Đoàn 9D đổi tên thành Đoàn 912
Đội vật lý nâng lên thành Đoàn 913
Đội khí hoá nâng lên thành Đoàn 914
Đoàn 9A đổi tên thành Đoàn 915
- Liên đoàn 9 trở thành Liên đoàn địa chất khu vực với nhiệm vụ TK-TD
than và các khoáng sản khác trên lãnh thổ Đông bắc Việt Nam (Quyết định
số 373/QĐ-TC ngày 31/10/1977 của Tổng cục Địa chất).
3. Liên đoàn 9 đổi
tên thành Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản.
- Sau khi giải thể Tổng Cục Địa chất, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) đã ra Nghị định số 30/HĐBT ngày 30/4/1990 v/v thành lập Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam - trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Với chủ
trương sản xuất kinh doanh than từ khâu đầu đến khâu cuối, Bộ Công
nghiệp nặng đã bàn giao Liên đoàn địa chất 9 cho Bộ Năng Lượng (Quyết
định số 03/CNNg-TC ngày 13/1/1991 của Bộ Công nghiệp nặng). Đồng thời
điều chuyển Đoàn 913 và Đoàn 911 về trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng
sản.
- Trong những năm của thập kỷ 80 (thế kỷ 20) ngoài công tác tìm kiếm
thăm dò than và các khoáng sản khác vùng Đông bắc, Liên đoàn 9 với tinh
thần phát huy nội lực, giữ vững lực lượng, đa dạng hoá sản phẩm đã tổ
chức khai thác, chế biến than và khoáng sản khác. Vì vậy, Bộ Năng lượng
đã chính thức giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh than cho Liên đoàn 9 và
đổi tên thành Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản (Quyết định sô
609/NL-TCCBLĐ ngày 13/12/1991 của Bộ Năng lượng). Theo đó các Đoàn địa
chất được đổi tên thành Xí nghiệp trực thuộc công ty.
4. Công ty Địa chất
& Khai thác khoáng sản trở thành thành viên của Tổng công ty Than
Việt Nam.
- Ngày 10/10/1994 Thủ tướng Chính phủ có quyết định sô 563/TTg thành
lập Tổng công ty Than Việt Nam. Thực hiện quyết định trên, từ ngày
01/1/1995 Công ty Địa chất & KTKS chính thức là đơn vị thành viên
của Tổng công ty Than Việt Nam.
- Để thống nhất quản lý công tác thăm dò địa chất trong ngành than,
Tổng công ty Than Việt Nam đã điều chuyển Xí nghiệp thăm dò khảo sát 4
từ Công ty Than Cẩm Phả (Quyết định số 296/TVN-TCCB ngày 10/2/1996) và
Xí nghiệp Thăm dò khai thác than từ Công ty Than Hòn Gai (Quyết định số
265/TVN-TCCB ngày 10/2/1996) về trực thuộc Công ty Địa chất & KTKS.
Đồng thời chuyển Xí nghiệp 917 từ Công ty Địa chất & Khai thác
khoáng sản về Công ty Than Hòn Gai (Số 2811/TVN-TCCB ngày 23/7/1997).
5. Công ty Địa Chất
Mỏ được thành lập lại từ Công ty Địa chất & Khai thác khoáng sản.
Trên cơ sở Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 3/4/2003 của Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
của Tổng công ty Than Việt Nam giai đoạn 2003-2005, Tổng công ty Than
Việt Nam ra quyết định số 616/QĐ-HĐQT ngày 24/4/2003 với nội dung: Tách
phần địa chất của Công ty Địa chất & Khai thác khoáng sản để thành
lập mới Công ty Địa Chất mỏ trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam (nay
là Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) từ ngày 01/5/2003.
PHẦN THƯỞNG ĐƯỢC NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG
01 Huân chương Độc lập hạng ba
01 Đơn vị anh hùng lao động
(XN 906 nay là XN ĐCTĐ Đông Triều)
01 Cá nhân anh hùng lao động
03 Huân chương lao động hạng
nhất
05 Huân chương lao động hạng
nhì
20 Huân chương lao động hạng
ba
2 Huân chương chiến công hạng
nhì
2 Lãng hoa của Chủ tịch nước
30 Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ
722 Huân chương kháng chiến
các loại
1143 Huy chương kháng chiến
các loại
2 Chiến sĩ thi đua toàn quốc
2 Cờ Đảng bộ trong sạch vững
mạnh
Hàng
trăm cờ thi đua, Bằng khen của các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa
phương.
CƠ
CẤU TỔ CHỨC
Cơ quan văn phòng
Công ty.
Địa chỉ : 304 Trần
Phú - Cẩm Thành - Cẩm Phả - Quảng Ninh
Điện thoại: 033.715062
- 033.715066 - 033.862453.
Xí nghiệp Địa chất
trắc địa Cẩm Phả.
Trụ sở: 304 Trần Phú - Cẩm Thành - Cẩm Phả, Quảng
Ninh.
Điện thoại: 033 862 269 - Fax: 033 862 269.
Giám đốc: Nguyễn Bá Lượng.
Xí nghiệp Địa chất
trắc địa Đông Triều.
Trụ sở: Yên Thọ - Đông Triều - Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 871 285 - Fax: 033 871 473.
Giám đốc: Vũ Văn Mạnh.
Xí nghiệp Dịch vụ và
du lịch Địa chất.
Trụ sở: Phường Cẩm Thạch, thị xã Cẩm Phả, Quảng
Ninh.
Điện thoại: 033 713 429.
Giám đốc: Đào Minh Tuân.
Trung tâm Trắc địa
bản Đồ.
Trụ sở: Phường Cẩm Thạch, thị xã Cẩm Phả, Quảng
Ninh.
Điện thoại: 033 862 239 - Fax: 033 862 239.
Giám đốc: Nguyễn Duy Giáp.
LĨNH VỰC KINH DOANH
-
Thăm dò địa chất than và các tài nguyên khoáng sản khác.
-
Thăm dò trong quá trình
khai thác mỏ, địa chất khai thác mỏ, địa chất công trình, địa chất thủy
văn.
-
Khảo sát đo đạc địa hình bề mặt, đo đạc chuyên ngành mỏ lộ
thiên và hầm lò.
-
Đo địa vật lý Karota.
-
Sản xuất vật liệu xây dựng.
-
Dịch
vụ địa chất trắc địa (lập phương án, thăm dò, phương án thi công các
công trình địa chất, lập báo cáo địa chất, lập bản đồ các loại,
nghiên
cứu khoa học công nghệ).
-
Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, vui chơi giải trí, tắm nước
khoáng nóng, xoa bóp.
-
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình
giao thông, thủy lợi và các công trình xây dựng khác.
-
Thăm dò, khai thác, chế biến kinh doanh và tiêu thụ khoáng
sản.
-
Khảo sát, xử lý địa chất công trình, địa chất thủy văn các
công trình xây dựng, giao thông, công nghiệp, thủy lợi.